Khúc chiết hay khúc triết?

Có bạn nào hay nhầm lẫn “khúc chiết” và “khúc triết” không? Để mình giải thích nghĩa từ này: Khúc 曲: quanh co, uốn khúc. Chiết 折: như đã giải thích ở trên, chiết nghĩa là uốn cong, gấp.

Nói chữ chiết trước ha.

Các bạn còn dùng cái bát chiết yêu không? Có bao giờ thắc mắc vì sao nó tên là chiết yêu không?

Chiết yêu là một từ gốc Hán, viết như thế này 折腰
Chiết là cong
Yêu là cái eo, cái lưng
Chiết yêu nghĩa gốc là cúi mình, khom lưng, và cũng để gọi tên một loại bát đựng đồ ăn mà chỗ lưng thắt hẹp lại.
Như vậy, cái bát có tên chiết yêu là vì người ta gọi theo hình dáng của nó. Bây giờ người mình ít dùng chữ Hán nên từ này dần dần mờ nghĩa.

Có bạn nào hay nhầm lẫn “khúc chiết” và “khúc triết” không?
Để mình giải thích nghĩa từ này:
Khúc 曲: quanh co, uốn khúc
Chiết 折: như đã giải thích ở trên, chiết nghĩa là uốn cong, gấp.

曲折 là một từ ghép đẳng lập, có nghĩa chỉ sự quanh co uốn khúc.

Theo từ điển Hoàng Phê, khúc chiết có hai nghĩa, một là sự quanh co, không thẳng thắn, ví dụ, lựa lời khúc chiết để chối quanh. Nghĩa này giờ thấy ít dùng.

Và một nghĩa thường được dùng hơn, đó là rành mạch, gãy gọn.
Ví dụ như, mình khen một ai đó viết văn, trình bày khúc chiết.

Khi đã hiểu rõ từ nguyên, tức gốc của từ rồi, bạn sẽ luôn viết đúng là khúc chiết, chứ không nhầm lẫn sang khúc triết nữa ha!