Trà 茶
Trà 茶 vốn có tự dạng cổ là Đồ 荼.
Đồ nghĩa là rau đắng, trà cũng có vị đắng, nên mới được gọi chung là Đồ. Đến đời Đường, mới phân thành 2 chữ như ta biết bây giờ.
Trong bài “Trà ca” do Lư Đồng đời Đường biên soạn có tổng kết những lợi ích của việc uống trà như sau: “Một chén trà làm nhuận cổ họng, hai chén trà giúp ta giải sầu, ba chén trà làm sạch đường ruột, chỉ có văn tự năm nghìn quyển; bốn chén trà làm ta đổ mồ hôi nhẹ, bình sinh bất bình sự, khiến cho lỗ chân lông mở ra; năm chén trà làm mát da mát thịt; sáu chén trà liên thông với hồn tiên; bảy chén trà khiến cho khó tiêu, luôn cảm thấy lâng lâng trong người”.
Đời Đường có Lục Vũ không những thích trà mà còn nghiên cứu về trà, viết một cuốn sách tên “Trà kinh”. Người đương thời tôn ông là “trà tiên”, người đời sau tôn ông là “trà thần”.
Ở Trung Quốc và các nước đồng văn như Nhật Bản, Việt Nam đều có nền văn hoá trà lâu đời với những đặc trưng khác biệt. Chuyện kinh doanh trà cũng có những thời kỳ vô cùng hưng thịnh. Trà tứ còn được gọi là phường trà, trà quán, tức tiệm trà hay quán trà, nơi có lầu được gọi là trà lâu. Trên thực tế, chức năng của trà tứ đã vượt ra khỏi việc uống trà đơn thuần. Cư dân đô thị, thương nhân vãng lai đều nghỉ chân, tán chuyện ở đây, những nghệ nhân dân gian cũng đến đây để biểu diễn, văn nhân mặc khách cũng tới lui. Ở đây, khách trà kể chuyện trên trời dưới đất, thổ lộ tâm tư, từ chuyện nhà đến chuyện thiên hạ, không có gì là không nói, vì thế, nơi đây đã trở thành nơi kẻ thống trị vi hành, xem xét dân tình, cũng là nơi các tay mật thám nghe ngóng nguồn tin phá án tốt nhất.
Chữ Trà còn được dùng để gọi sính lễ trong hôn lễ, “tam trà lục lễ”.
Tam trà: sính lễ lúc đính hôn gọi là hạ trà, sính lễ lúc kết hôn gọi là định trà, sính lễ lúc động phòng gọi là hợp trà.
Tại sao sính lễ cưới được gọi là trà nhỉ?
“Trà lưu khảo bản” của Hứa Thứ Thụ thời Minh viết rằng: “Trà không thay đổi gốc gác của mình, hễ trồng thì ắt có con, tức lá trà. Người xưa kết hôn lấy trà làm sính lễ, ngụ ý không thay đổi gốc gác, sinh ra con cháu”.
Nguồn: Trương Thư Nham
Với người Việt ta, trà cũng là một phần sính lễ không thể thiếu trong đám cưới, cũng hiện diện thầm lặng trong suốt chiều dài văn hoá – lịch sử. Người Việt ta uống trà một cách giản đơn có, mà cầu kỳ cũng có; người bình dân uống trà dưới gốc đa làng, người trí thức bày bàn trà trước hiên, quý tộc thưởng trà chốn cung đình nguy nga. Trà bầu bạn từ đời thường đến những lễ nghi, quy củ trang trọng.
Nếu bạn yêu trà, hay đơn giản chỉ tò mò về “văn hoá trà Việt”, chuỗi trà đàm Rót chén thanh chân là một điểm bạn có thể ghé chơi trong năm nay.
Còn nếu bạn muốn nghe và kể những câu chuyện tình yêu người Việt, trao đổi về lễ nghi cưới hỏi từ xưa tới nay thì Trà đàm: Ra Giêng ta cưới nhau dịp 14/02 này vẫn còn cần 2 bạn bên đàng gái, 2 bạn bên đàng trai nữa nè, mời bạn ghé chơi! Nhắn cho Nicotin Tearoom & Coffee để đăng ký nhé!
—
Ảnh: Chữ Trà viết tay của Thanh Đài nữ sĩ.